Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Cái uy của HLV đang được tái lập ở Ngoại hạng Anh

Sau trận giao hữu Chelsea thắng Liverpool 1-0 rạng sáng qua, Cesc Fabregas phải vào tận phòng thay đồ của các cầu thủ Liverpool để xin lỗi về cú vào bóng nguy hiểm đối với Ragnar Klavan

Fabregas cảm thấy anh phải xin lỗi, kể cả khi đã chịu hình phạt thẻ đỏ, và kể cả khi các HLV Juergen Klopp (Liverpool), Antonio Conte (Chelsea) đều bình luận rằng nguyên nhân là vì Fabregas chưa có phong độ tốt, chứ chẳng phải vì ác ý (Fabregas còn hơi chậm nên vào bóng thiếu chính xác).

Câu chuyện nói lên thái độ đàng hoàng của ngôi sao Fabregas? Chưa đủ. Cũng liên quan đến trận giao hữu vừa qua, còn có một câu chuyện khác bên phía Liverpool. HLV Juergen Klopp đuổi Mamadou Sakho ra khỏi đội vì trung vệ này đã đến trễ 3 lần.

Chẳng biết ở thời điểm này, có gì là quá nghiêm trọng khi một cầu thủ đến tập trễ ở Liverpool hay bất cứ đội nào khác. Một trong ba lần đến trễ của Sakho, như chính HLV Klopp tiết lộ, chỉ là trễ… giờ ăn. Tóm lại, mức độ nghiêm trọng là như thế nào? Klopp nói luôn: “Ừ thì, cũng chẳng có gì là quá nghiêm trọng…”.

Điểm chung: nhân vật chính trong hai câu chuyện vừa nêu đều là cầu thủ. Họ ở đẳng cấp khác nhau, mức độ nổi tiếng khác nhau, tầm ảnh hưởng khác nhau. Việc làm của họ khác nhau. Thậm chí kết cục có vẻ như cũng chẳng liên quan gì với nhau.

Nhưng tóm lại, cả Fabregas lẫn Sakho đều thuộc thành phần thất bại. Không có chút phản kháng nào. Câu chuyện nói lên một sự suy giảm của “quyền lực cầu thủ”, hoặc ít ra thì đấy là những dấu hiệu báo trước tình trạng ấy?

Chỉ mới trong mùa giải vừa qua, người ta nói rằng các cầu thủ Chelsea cố ý đá… cho thua, cho HLV nổi tiếng Jose Mourinho phải văng khỏi Chelsea. Đấy không phải là lần đầu tiên Mourinho bị Chelsea sa thải vì ảnh hưởng của các cầu thủ – bằng cách này hoặc cách khác. Đấy chính là “quyền lực cầu thủ”.

Hết hợp đồng, cầu thủ sẽ được tự do chuyển đến bất cứ đội nào. Với các ngôi sao, đấy luôn là cơ hội hốt bạc. Đội bóng mới của ngôi sao ấy không phải chi tiền chuyển nhượng, và một phần lớn trong cái lợi ấy sẽ chảy vào túi ngôi sao. Một năm trước khi cầu thủ hết hợp đồng, CLB chủ quản sẽ phải đối diện với chọn lựa tăng lương hay mất ngôi sao.

Tóm lại, cán cân quyền lực trong bóng đá đỉnh cao thay đổi hoàn toàn kể từ khi Tòa án Công lý châu Âu đưa ra phán quyết Bosman vào năm 1995. Quyền lực chuyển hẳn từ đội bóng sang cầu thủ. Đấy cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những mức lương và giá chuyển nhượng cao hơn rất nhiều so với thời điểm 1995 trở về trước.

Thà các cầu thủ bây giờ hiểu rõ và tận dụng cán cân quyền lực để đòi hỏi tăng lương, cũng chưa có vấn đề gì. Nhưng trong trường hợp của M.U dưới thời David Moyes, Louis van Gaal, không ít cầu thủ đã công khai chỉ trích quan điểm, lối chơi, chiến thuật, nói chung là chỉ trích tất tần tật về HLV của họ. Các cầu thủ nghĩ rằng họ có thể tự huấn luyện, hay hơn HLV của mình. Dĩ nhiên không phải tất cả, nhưng quả đã có tình trạng ấy.

Premier League mùa giải sắp tới có thể sẽ khác, với sự góp mặt của Jose Mourinho, Juergen Klopp, Antonio Conte, Pep Guardiola. Arsene Wenger cũng vẫn còn đấy. Claudio Ranieri vừa làm nên một hiện tượng chấn động trong khi Slaven Bilic, Mauricio Pochettino, Ronald Koeman đều đã chứng tỏ thực tài.

Hiếm khi Premier League quy tụ lực lượng ngôi sao trong làng huấn luyện, vừa nhiều vừa chất như hiện nay. Họ sẽ nắm quyền lực chính và đưa các cầu thủ trở về vị trí vốn có?

 

Let's block ads! (Why?)

Người vô cảm

About Người vô cảm

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :